Khớp cắn ngược ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn cản trở sự phát triển xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm của con. Cùng iMed tìm hiểu dấu hiệu nhận biết sớm và phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược để bảo vệ nụ cười con từ những năm đầu đời.
Dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược ở trẻ
Khớp cắn ngược ở trẻ là tình trạng sai lệch khớp cắn khi răng hàm dưới đưa ra trước so với răng hàm trên, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn phổ biến nhất và khá dễ để nhận dạng sớm.
Một số dấu hiệu nhận biết khớp cắn ngược ở trẻ bao gồm:
- Khi cắn lại, răng cửa hàm dưới phủ ngoài răng cửa hàm trên
- Nhìn nghiêng có thể thấy cằm nhô ra, gương mặt mất cân đối
- Trẻ có biểu hiện nói ngọng, phát âm khó
- Trẻ khó nhai thức ăn, dễ bị đau, mỏi cơ hàm khi ăn nhai
- Khi trẻ cười chỉ nhìn thấy cung răng hàm dưới mà không lộ răng cửa hàm trên

Bố mẹ nên thường xuyên quan sát tư thế cắn của trẻ để sớm phát hiện các sai lệch khớp cắn và can thiệp kịp thời.
Khớp cắn ngược ở trẻ – nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là:
Khớp cắn ngược do răng
Thời gian mọc răng khác biệt giữa các răng sữa là nguyên nhân khiến các răng mọc không đúng vị trí và dễ bị khớp cắn ngược. Cụ thể là:
- Răng cửa hàm dưới mọc lệch ra ngoài so với răng cửa hàm trên
- Răng hàm trên mọc chậm, thiếu chỗ, hoặc bị đẩy lùi vào trong
- Răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới làm cản trở sự phát triển làm cản trở sự phát triển của răng hàm trên dẫn đến khuôn mặt bị gãy hoặc lõm.
Khớp cắn ngược do răng thường dễ khắc phục sớm bằng chỉnh nha, ít phải xâm lấn bằng phẫu thuật nếu được can thiệp kịp thời.
Khớp cắn ngược do xương hàm
Khớp cắn ngược ở trẻ có thể xuất hiện do xương hàm dưới tăng trưởng quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển dẫn đến hàm dưới đưa ra phía trước hoặc hàm trên bị tụt vào trong một cách bất thường.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do di truyền, nếu cha mẹ có cấu trúc hàm móm, cằm đưa ra phía trước thì khả năng cao bé cũng có thể gặp tình trạng này.
Khớp cắn ngược do xương hàm thường cần phải can thiệp chỉnh nha kết hợp với phẫu thuật hàm khi trẻ đã trưởng thành. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp từ sớm, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng khí cụ chức năng.

Các nguyên nhân khác
Bên cạnh hai nguyên nhân chính kể trên thì còn một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ như:
- Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng hàm của trẻ như: mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả, ngủ nằm nghiêng trong thời gian dài,…
- Tổn thương sau chấn thương hàm mặt, lệch khớp cắn do tai nạn
- Có người thân trong gia đình, người thân có tình trạng khớp cắn ngược.
Những yếu tố này tuy không trực tiếp làm sai lệch khớp cắn, nhưng có thể góp phần làm trầm trọng tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời.

Ảnh hưởng của khớp cắn ngược đối với trẻ
Khớp cắn ngược ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thẩm mỹ lẫn sức khỏe lâu dài.
Mất cân đối thẩm mỹ khuôn mặt
Khớp cắn ngược khiến răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên, làm khuôn mặt trẻ mất cân đối, đặc biệt là khi nhìn nghiêng. Cằm có xu hướng nhô ra trước, gương mặt trở nên góc cạnh, kém hài hòa. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và tâm lý của trẻ, nhất là trong giai đoạn dậy thì và trưởng thành.
Ảnh hưởng đến ăn nhai
Sai khớp cắn làm cho răng hai hàm không tiếp xúc đúng điểm, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn. Lâu dài, điều này ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, dễ gây đau khớp hàm, mỏi cơ nhai.
Ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp
Trẻ bị khớp cắn ngược thường gặp khó khăn trong việc phát âm chuẩn, đặc biệt với các âm cần sự phối hợp linh hoạt giữa môi và răng như âm “s”, “th”, “ch”. Tình trạng này nếu không điều chỉnh sớm có thể dẫn đến nói ngọng hoặc nói không rõ, ảnh hưởng đến việc học tập và giao tiếp, khiến trẻ mất tự tin.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng
Khớp cắn lệch làm cho lực nhai phân bổ không đều lên các răng, dẫn đến tình trạng răng mòn sớm, răng lung lay, tụt lợi và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, răng mọc sai lệch còn khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và hôi miệng ở trẻ.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm
Khớp cắn ngược có thể tác động tới toàn bộ cấu trúc xương hàm và khuôn mặt. Khi hàm dưới phát triển quá mức, còn hàm trên kém phát triển, trẻ có nguy cơ bị lệch hàm nặng khi trưởng thành, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh hàm.
Phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ
Việc điều trị khớp cắn ngược ở trẻ cần được cá nhân hóa dựa trên nguyên nhân gây sai lệch (do răng hay hoặc do xương hàm), độ tuổi và mức độ sai lệch. Can thiệp đúng thời điểm sẽ giúp chỉnh sửa khớp cắn hiệu quả, hạn chế các ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ và chức năng trong tương lai.
Can thiệp bằng khí cụ Facemask
Đây là phương pháp thường áp dụng cho trẻ từ 5 – 12 tuổi. Khí cụ này giúp điều chỉnh xương hàm móm rất hiệu quả cho các trường hợp trẻ em có hàm trên phát triển kém, hàm dưới phát triển quá mức.
Khí cụ Facemask sẽ tạo lực kéo tựa vào trán và cằm để dịch chuyển xương hàm trên về phía trước, đồng thời điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của xương hàm dưới một cách nhẹ nhàng, không xâm lấn.

Chỉnh nha mắc cài hoặc chỉnh nha trong suốt
Với những trẻ từ 12 tuổi trở lên, khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt Invisalign để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược và sắp xếp lại vị trí các răng.
Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp khớp cắn ngược do răng, giúp điều chỉnh từng răng về đúng vị trí, cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ gương mặt.

Chỉnh nha kết hợp với phẫu thuật hàm
Trong một số trường hợp khớp cắn ngược nặng do sai lệch xương hàm rõ rệt (đặc biệt là hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc hàm trên kém phát triển) thì cần kết hợp giữa chỉnh nha và phẫu thuật để đạt được hiệu quả tối ưu. Khi trẻ đã trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp niềng răng với phẫu thuật chỉnh xương hàm. Phẫu thuật giúp điều chỉnh cấu trúc xương để đưa hai hàm về vị trí hài hòa, từ đó đạt khớp cắn chuẩn và cải thiện toàn diện khuôn mặt.
Nha khoa iMed – Địa chỉ niềng răng, phẫu thuật hàm uy tín hàng đầu Việt Nam
Nha khoa iMed là một trong những nha khoa hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt được khách hàng tin tưởng lựa chọn để thực hiện các thủ thuật quan trọng như chỉnh nha, cắm ghép implant, phục hình,…
Chỉnh nha chuẩn y khoa – Phác đồ điều trị cá nhân hóa theo từng trường hợp
Tại iMed, mỗi khách hàng đều được tiếp cận với một lộ trình chỉnh nha riêng biệt dựa trên tình trạng răng – hàm – khớp cắn cụ thể. Bác sĩ chuyên sâu về chỉnh nha trực tiếp chẩn đoán bằng hệ thống chụp phim 3D, scan mẫu hàm kỹ thuật số, sau đó lên phác đồ điều trị bằng phần mềm mô phỏng hiện đại. Từ những ca chỉnh nha đơn giản đến các trường hợp phức tạp (chen chúc nặng, sai khớp cắn, hô – móm…), iMed đều theo sát từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả tối ưu – thẩm mỹ cao – an toàn dài lâu.
Phẫu thuật hàm kết hợp chỉnh nha – Phương pháp điều trị tình trạng sai lệch cấu trúc hàm mặt
iMed tự hào là một trong những phòng khám hàng đầu tại Việt Nam đủ năng lực chuyên môn và thiết bị để điều trị các ca sai lệch xương hàm nặng thông qua phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha phức hợp – chỉnh hình răng mặt, phối hợp chặt chẽ từ trước – trong – sau phẫu thuật để đảm bảo cắn khớp tốt – khuôn mặt cân đối – chức năng hàm ổn định lâu dài.

Nha khoa iMed – Nơi bạn không chỉ được niềng răng mà còn được chăm sóc như người nhà
Tại iMed, chúng tôi hiểu rằng niềng răng hay phẫu thuật hàm không chỉ là thủ thuật y khoa, mà là một quyết định thay đổi cuộc sống. Vì vậy, ngoài chuyên môn, điều mà khách hàng luôn ghi nhớ về iMed chính là sự tận tâm, đồng hành và minh bạch trong mọi bước điều trị.
Tham khảo bảng giá niềng răng ở Nha khoa iMed tại đây