Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình nhằm thay thế một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất. Cùng với cấy ghép implant và cầu răng, đây là một trong những giải pháp cải thiện chức năng ăn nhai, đặc biệt là cho người cao tuổi. Hàm giả tháo lắp có hai loại là hàm nhựa tháo lắp và hàm khung tháo lắp

HÀM NHỰA GIẢ THÁO LẮP

Hàm nhựa giả tháo lắp là phương pháp phục hình cổ điển để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất khi bệnh nhân không muốn mài răng hay cấy ghép Implant. Hàm nhựa giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ tương đối giống như răng thật và thường được chỉ định cho những bệnh nhân nhiều tuổi.

 

Những trường hợp áp dụng:

  • Bệnh nhân mất một, nhiều răng hay mất răng toàn hàm

  • Bệnh nhân mất 3 răng trở lên không muốn làm cầu răng hay trồng răng Implant
  • Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định kết hợp Implant trong trường hợp bị mất răng toàn hàm, làm hàm tháo lắp trên các trụ implant hình tròn (ball)

 

 

Ưu nhược điểm của hàm nhựa giả tháo lắp:

1. Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Ăn nhai khá tốt
  • Thẩm mỹ tương đối tốt: Trong điều kiện kỹ thuật cũng như vật liệu ngày càng tiên tiến hiện nay, hàm giả tháo lắp được chế tác với màu sắc tương đồng với nướu và răng thật. 

2. Nhược điểm: 

  • Sức nhai của hàm giả không cao, bệnh nhân phải kiêng một số thức ăn cứng, dai, dẻo…
  • Bệnh nhân cần phải vệ sinh hàm giả tháo lắp thường xuyên
  • Sau một thời gian sử dụng, dịch miệng ngấm vào làm hàm giả có mùi hôi
  • Hàm giả tháo lắp dễ rơi, vỡ, biến dạng nếu bệnh nhân không biết cách bảo quản tốt
  • Một số hàm giả tháo lắp bán phần có các móc kim loại sẽ bị “lộ” ra ngoài, làm giảm thẩm mỹ.

                 

HÀM KHUNG THÁO LẮP

Hàm khung là phục hình tháo lắp bán phần có phần chính là một khung sườn kim loại, toàn bộ cấu trúc hợp kim của khung (móc, yên, thanh nối) được đúc chung liền nhau thành một khối và răng thay thế được gắn vào yên phục hình bằng nhựa acrylic.

 

Những trường hợp áp dụng:

  • Mất răng xen kẽ với khoảng mất răng quá dài không làm được phục hình cố định

 

  • Mất răng phía sau và không còn răng giới hạn phía xa

  • Mất răng một bên cung hàm.
  • Một số bệnh nhân mất răng được chỉ định phục hình cố định nhưng không muốn mài răng.

Ưu và nhược điểm của hàm khung tháo lắp

1. Ưu điểm:

  • Ít bị gãy hơn so với hàm nhựa
  • Vệ sinh hơn
  • Không bị vướng như hàm nhựa tháo lắp
  • Lực nhai tốt hơn

2. Nhược điểm:

  • Kỹ thuật lâm sàng và labo phức tạp hơn
  • Trang thiết bị labo hiện đại hơn
  • Chi phí điều trị cao hơn hàm nhựa tháo lắp.

Tham khảo bảng giá điều trị của Nha khoa iMed tại đây